Du lịch Châu Âu cần Visa Schengen không?

Châu Âu là mảnh đất được mệnh danh là cái nôi của nền văn minh văn hóa trên thế giới. Điều này không chỉ được thể hiện rõ nét qua các kiến trúc, nghệ thuật cách bảo tồn thiên nhiên và lịch sử lâu đời của từng đất nước.

Khi nói tới trời Âu, không thể không nhắc đến Kinh đô ánh sáng Paris (nước Pháp) với tháp Eiffel đầy tráng lệ; Rome (Ý) với đấu trường Colosseum mang trong mình nét cổ kính nguyên thủy thời trung cổ; thủ đô Budapest (Hungary) được mệnh danh là “Paris phía Đông” của Châu Âu hay thủ đô Vienna của Áo nơi đã được UNESCO phong tặng danh hiệu Di sản thế giới. Và còn rất nhiều những địa điểm di lịch hết sức nổi tiếng và hấp dẫn khác.

Visa du lịch Châu Âu là niềm ao ước của nhiều người
Venice, Italia

Tuy nhiên, để có thể đạt được những tiêu chuẩn về Visa cũng như điều kiện để được di chuyển tự do trong Châu Âu thì du khách quốc tịch Việt Nam cần phải được cấp thị thực Schengen hay Visa Schengen.

Trong bài viết này Visa Liên Lục Bảo xin gửi đến quý độc giả những thông tin hữu ích để giúp quý vị có thể hiểu được thế nào là Visa Schengen và chính sách thị thực tại các quốc gia này để có được cái nhìn tổng quan về những thủ tục cho chuyến đi sắp tới của bản thân.

Du lịch tại các nước Châu Âu bạn cần phải có Visa Schengen
“Lãng mạng” là tính từ chính xác nhất nhưng vẫn chưa đủ để lột tả vẻ đẹp của trời Âu.

Hiệp ước Schengen là gì?

Hiệp ước Schengen là hiệp ước về đi lại tự do do một số nước Châu Âu ký kết. Hiệp ước Schengen được thoả thuận xong ngày 19 tháng 6 năm 1990. Đến ngày 27 tháng 11 năm 1990, sáu nước  Pháp,  Đức, Luxembourg, Bỉ, Hà Lan và Ý chính thức ký Hiệp ước Schengen.

Hai nước Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ký ngày 25 tháng 6 năm 1991. Ngày 26 tháng 3 năm 1995, hiệp ước này mới có hiệu lực tại 7 nước thành viên. Hiệp ước quy định quyền tự do đi lại của công dân các nước thành viên.

Đối với công dân nước ngoài chỉ cần có Visa của một trong 9 nước trên là được phép đi lại trong toàn bộ khu vực Schengen. Tính đến 19/12 năm 2011, tổng số quốc gia công nhận hoàn toàn hiệp ước này là 26 nước, được gọi là các quốc gia Schengen: Ba Lan, Cộng hòa Séc,  Hungary, Slovakia, Slovenia, Estonia,  Latvia,  Litva, Malta, Iceland, Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ, Luxembourg, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đức, Áo, Ý, Hy Lạp, Thụy Sĩ, Liechtenstein.

Chính sách thị thực của các quốc gia Schengen.

Chính sách thị thực Khối Schengen được đặt ra bởi Liên minh Châu Âu và áp dụng với Khối Schengen và các quốc gia thành viên EU khác trừ các quốc gia chọn không tham gia như Ireland và Anh Quốc

Nếu ai đó không thuộc Liên minh Châu Âu, Khu vực kinh tế châu Âu (EEA) hoặc công dân Thụy Sĩ muốn đến Khối Schengen, Bulgaria, Croatia, Síp hoặc Romania phải xin thị thực hoặc là công dân của các quốc gia được miễn thị thực.

Khối Schengen bao gồm 22 Quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu và bốn quốc gia không phải thành viên nhưng là thành viên của EFTA: Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sĩ. Bulgaria, Croatia, Síp và Romania chưa phải là một phần của Khối Schengen nhưng họ có cùng chính sách thị thực với Khối Schengen.

Ireland và Anh Quốc chọn không tham gia chính sách thị thực của châu Âu và thay vào đó có chính sách thị thực riêng, cũng như một số vùng lãnh thổ hải ngoại của các quốc gia thành viên EEA.

Chính sách thị thực của các quốc gia Schengen.
Một công dân Châu Âu.

Công dân Liên minh Châu Âu và Hiệp hội Mậu dịch tự do châu Âu (EFTA) không những được miễn thị thực mà còn được nhập cảnh và định cư một cách hợp pháp tại các quốc gia này. Tuy nhiên luật di chuyển tự do tại từng quốc gia có thể bị giới hạn trong một số trường hợp. như được nêu trong các Hiệp ước Liên minh Châu Âu.

Visa Châu Âu được cấp ở đâu?

Thị thực Schengen có thể được cấp bởi bất cứ quốc gia nào trong khu vực Schengen. Du khách phải xin tại đại sứ quan quốc gia mà họ sẽ đến. Trong trường hợp du khách đến nhiều quốc gia tại khối Schengen, du khách phải xin tại đại sứ quán của quốc gia chính.

Visa Châu Âu được cấp ở đâu?
Giới trẻ Việt Nam ngày càng đam mê du lịch Châu Âu

Nếu không xác định được đâu là quốc gia chính của chuyến đi, du khách nên xin tại đại sứ quán của quốc gia đầu tiên họ nhập cảnh. Thường thì có một số nhà cung cấp dịch vụ bên ngoài có hợp đồng với một số phái vụ ngoại giao để xử lí, thu thập và trả lại thị thực.

Không được xin thị thực Schengen quá ba tháng trước ngày vào Khối Schengen. Đại sứ quán của tất cả các nước có thể yêu cầu người xin thị thực cung cấp xác minh sinh trắc học (mười vân tay và một ảnh kỹ thuật số) như một phần của quá trình xin thị thực mà sẽ được lưu trong Hệ thống thông tin thị thực (VIS).  

Du khách phải tự đến xin và sẽ được phỏng vấn bởi một nhân viên lãnh sự quán. Trong trường hợp quá trình xin được chấp nhận và không có vấn đề gì, một quyết định sẽ được đưa ra trong vòng 15 ngày từ khi đơn xin được nhận.

Một thị thực Schengen có hiệu lực đối với khu vực Schengen. Đối với người cần thị thực Bulgaria, Croatia, Síp và/hoặc Romania, một thị thực riêng biệt phải được xin cho mỗi quốc gia.

Lưu ý rằng người sở hữu thị thực Schengen có thể vào Bulgaria, Croatia và Romania đến đến 90 ngày trong một quãng thời gian 180-ngày trong khoảng thời gian thị thực Schengen có hiệu lực mà không cần phải xin thị thực lần lượt cho mỗi quốc gia.

Tuy nhiên, người sở hữu thị thực Bulgaria, Croatia, Síp hoặc Romania phải xin thị thực Schengen để vào Khối Schengen. Bulgaria ngoài ra công nhận thị thực ở lại ngắn hạn hoặc quá cảnh được cấp bởi Croatia, Síp và Romania.

>>> Xem thêm : 5 phút nắm trọn visa du lịch Thổ Nhĩ Kỳ.

Chính sách di cư đối với du học sinh đang theo học tại Schengen.

Một học sinh mà không phải công dân EU/EEA/Thụy Sĩ, nhưng cư trú hợp pháp tại EU, EEA hoặc thụy Sĩ, có thể vào Khối Schengen, Bulgaria, Croatia, Síp và/hoặc Romania mà không cần thị thực đối với chuyến đi ngắn hạn hoặc quá cảnh nếu:

  • Đi với tư cách là một thành viên của một nhóm học sinh từ một trường giáo dục thông thường, và
  • Nhóm này phải đi cùng với một giáo viên của trường, và
  • Giáo viên có thể cung cấp một ‘Danh sách người du hành’ /quá cảnh.

Mặc dù học sinh thỏa mãn các điều kiện trên được miễn thị thực để vào Khối Schengen, Bulgaria, Síp và/hoặc Romania, họ cần có một giấy tờ thông hành có hiệu lực. Tuy nhiên, họ được miễn mang giấy tờ thông hành nếu:

  • Một tấm ảnh của anh/chị ấy cùng với bản ‘Danh sách người du hành’, và
  • Chính quyền của quốc gia thành viên nơi anh/chị ấy cư trú chứng thực bản ‘Danh sách người du hành’ để chứng nhận trạng thái cư trú của anh/chị ấy và quyền được tái nhập cảnh.

Những lưu ý khi xin Visa Châu Âu.

  • Không phải thủ tục xin Visa Schengen là như nhau tại các quốc gia khác nhau.

Tại những quốc gia khác nhau trong cùng khối Schengen thì thủ tục như đặt lịch, địa chỉ nộp hồ sơ và cách trình bày hồ sơ là hoàn toàn khác nhau.

  • Visa Châu Âu thường được cấp rất sát với thời gian xin trong đơn.

Visa du lịch Mỹ B1/B2 luôn sẽ có hạn 1 năm và nhập cảnh nhiều lần (Multiple entry), Visa Canada có thể được cấp tới 10 năm, Visa Úc được cấp từ 1 đến 3 năm tuy nhiên đối với Visa Schengen thì lại khá sát so với ngày đi.

Vd: Trong hồ sơ bạn xin 3 tuần hoặc 1 tháng. Nếu được cấp Visa thì khả năng cao bạn sẽ được cấp đúng với thời gian đã xin là 1 tháng và chỉ được nhập cảnh 1 lần (Single entry).

  • Bạn sẽ phải có bảo hiểu du lịch và đây là hồ sơ bắt buộc để được xét duyệt Visa.

Bạn sẽ phải đăng ký bảo hiểm với những yêu cầu chi tiết về điều khoản bồi thường và hỗ trợ theo như yêu cầu của từng lãnh sự quán để đạt được Visa. Và đây là yếu tố bắt buộc phải có trong hồ sơ xin thị thực Schengen nhé.

Visa Châu Âu không còn là điều khó khăn!
Visa Châu Âu không còn là điều khó khăn!

Trên đây là những thông tin cơ bản về Khối Schengen và Visa Schengen mà Liên Lục Bảo biên soạn và gửi đến quý độc giả. Hy vọng những thông tin giúp ích cho quý vị trong việc chuẩn bị cho chuyến đi du lịch đáng nhớ sắp tới.

Xem thêm: Hướng dẫn xin Visa du lịch Pháp, Hướng dẫn xin Visa du lịch Đức, Hướng dẫn xin Visa du lịch Hà Lan.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *